Vòng Tay Kế Mẫu
Thể loại: Xã Hội
Diễn viên:
- Tài Linh: Nguyệt
- Vũ Linh: Minh
- Hồng Nga: dì Tư
- Bảo Quốc: dượng Tư
- AUDIO
- Nội dung
“Mấy đời bánh đúc có xương.
Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng”
Minh – thợ xây dựng làm chung công trình với dượng Tư tình cờ gặp và quen biết với Nguyệt. Minh có một đứa con trai tên là Mẫn, cũng do nghèo khó không chịu nổi cảnh cơ hàn mà vợ anh đã nhẫn tâm bỏ con thơ chạy theo nhân tình. Kể từ đó Minh cứ ngỡ tim mình đã phủ một tầng băng giá cho đến khi gặp Nguyệt, anh mới hay tim mình vẫn còn đập những nhịp yêu thương. Minh ngỏ lời yêu Nguyệt, anh muốn cùng cô xây dựng mái ấm gia đình, ghép hai cuộc đời bất hạnh thành một gia đình hoàn chỉnh.Thế nhưng có đấy, vì con của chồng mà người mẹ ấy không quản nắng mưa vất vả hy sinh tất cả để nuôi nấng đứa con ấy “thành nhân chi mỹ”. Hơn hai mươi năm trước, Nguyệt – cô gái dịu dàng, hiền thục đảm đang nhưng phần số không may, chồng cô mất sớm để lại cho cô đứa con gái vừa lên tám tuổi. Không lâu sau, Nguyệt dọn về nương tựa cùng dì dượng Tư. Ngày ngày Nguyệt nặng gánh tàu hủ trên vai vất vả ngược xuôi kiếm tiền lo cho Kim Chi ăn học.
Nguyệt về làm vợ Minh, cả nhà bốn người cùng chung sống dưới một mái nhà. Minh luôn là người chồng mẫu mực, cũng hết lòng yêu thương bé Chi như con ruột của mình, và ngược lại Nguyệt cũng hết lòng chăm sóc bé Mẫn. Trong suy nghĩ non nớt của Mẫn hai tiếng “mẹ ghẻ” rất đáng sợ, cậu bé không thể chung sống hòa bình dù Nguyệt luôn dịu dàng ân cần. Mẫn nghe theo lời đám bạn xấu đem bùa về đọc chú để Nguyệt hiện hình là quỷ dạ xoa. Tức lòng đứa con xấc xược, Minh chẳng nương tình đánh Mẫn một trận, mặc cho Nguyệt cùng Kim Chi hết lời khuyên can.
Ức lòng vì nghĩ cha chẳng thương mình, Mẫn bỏ chạy và té xuống sông, chính Nguyệt là người đã cứu cậu bé. Sau khi “chết đi sống lại” Mẫn bắt đầu cảm nhận được tình yêu thương của Nguyệt, kể từ đó Mẫn trở nên ngoan ngoãn, sống hòa thuận cùng Kim Chi và biết vâng lời Nguyệt, gia đình hạnh phúc rộn rã tiếng cười. Cứ ngỡ sau trận bão giông thì áng mây hồng tô điểm cho khung trời tươi đẹp, bất ngờ Minh gặp tai nạn lao động, anh ra đi đột ngột đem theo nhớ thương về bên kia miền âm cảnh, bỏ Nguyệt cùng hai đứa con dại bơ vơ.
Từ đây, Nguyệt cũng khóa chặt con tim, niềm hạnh phúc an ủi duy nhất của cô chính là nuôi dạy hai đứa con nên người. Hơn hai mươi năm, với gánh tàu hủ xuôi ngược khắp nẻo đường, Nguyệt nuôi dạy Mẫn cùng Chi nên người. Nhưng do quá vất vả thêm tuổi đời chồng chất Nguyệt ngã bệnh. Đau lòng, mẹ bệnh không tiền thang thuốc, Mẫn cùng Chi lén bỏ học, hai anh em người đi bán cà rem, người bán đậu phộng kiếm tiền lo thang thuốc cho mẹ. Bệnh tình vừa thuyên giảm, Nguyệt nhận được thư của nhà trường thông báo Mẫn và Chi đã nghỉ học. Nguyệt đau lòng lẫn tức giận nhưng khi hiểu tấm lòng hiếu thảo của hai con Nguyệt càng nghẹn ngào.
Nguyệt hết bệnh lại tiếp tục đi bán, không lâu sau cô ép lòng bắt Chi nghỉ học phụ buôn bán để có tiền lo cho Mẫn ăn học. Không phụ tấm lòng và kỳ vọng của mẹ, Mẫn cố gắng học hành, anh đậu vào ngành y và còn được đi du học. Đây là tin vui nhưng cũng mang theo nỗi buồn. Lần nữa vì đứa con riêng của chồng, Nguyệt đau lòng ép Chi gánh phần thiệt thòi, cô muốn Chi đưa hết số vàng mà bên nhà chồng của Chi hỏi cưới cùng số tiền mà Nguyệt dành dụm bấy lâu nay để lo cho Mẫn đi du học. Tuy rất thương Mẫn, nhưng nhất thời không hiểu, Chi tủi thân mà buông lời oán trách mẹ hiền “ruột bỏ ra, da bỏ vào”. Mẫn đứng ngoài nghe hết, anh càng yêu thương và kính trọng tấm lòng trời biển của người “mẹ ghẻ”. Đối với Nguyệt không có phân biệt con anh hay con em, chỉ có con chúng ta, cả hai đều là máu thịt của cô. Chi hiểu rồi tấm lòng bao la của người mẹ, Chi đem hết số vàng đưa cho mẹ.
Suốt bảy năm dài học tập nơi xứ người, Nguyệt ở nhà ngày đêm thương nhớ đứa con xa. Vừa lấy được bằng bác sĩ, Mẫn lập tức quay về quỳ bên gối mẹ. Nhìn tóc mẹ điểm nhiều sợi bạc, gương mặt hằng nếp nhăn năm tháng, đôi vai gầy đi vì gánh nặng cuộc đời, vì những đứa con thân yêu, lòng Mẫn càng thêm xót xa. Nghĩa mẹ vẫn được ví như “nước trong nguồn” dòng nước tinh khiết vẫn luôn âm ỉ chảy mãi. Cũng như tình yêu thương bao la của mẹ dành cho anh, cho Chi. Hơn nửa đời người Nguyệt chỉ sống vì con, nay các con đã lớn, đã đến lúc Nguyệt an hưởng tuổi già, sống những ngày tháng an nhàn, hạnh phúc bên cạnh hai đứa con ngoan. Đời này của Nguyệt xem như không còn gì hối tiếc, cô đã làm trọn lời trăng trối của Minh.
“Tình mẹ đó ngàn sau nhớ mãi
Gió xuân về ấm lại đời con
Dù cho biển cạn núi mòn
Nghĩa ân của mẹ mãi son cuộc đời.”
Người kể: 3mtl