Lung linh cung

Tiếng Hò Sông Hậu

Thể loại: Xã Hội

Nguồn: cải lương tân cổ

 

Diễn viên:

- Tài Linh: Lài

- Trọng Hữu: Chơn

- Giang Châu: Thừa

- Diệp Lang: hội đồng Dư

- ......................

  • Xem video
  • Hình ảnh
  • Nội dung
"Tiếng Hò Sông Hậu” là một bức tranh tái hiện một cách chân thật và sinh động về cuộc sống cùng cực, tối tăm của những người nông dân chất phác, hiền lành phải sống cảnh “một cổ hai tròng”. Cả một đời “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà cơm không có ăn, áo không đủ mặc. Đồng thời cũng rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại, cường hào, địa chủ sống phè phỡn, trên xương máu mồ hôi nước mắt của dân.
 

Mùa lúa vừa gặt xong thì liền bị ông Hội đồng Dư vét xiết không còn một hột để nuôi con gà, con chó. Người nông dân cực khổ, quanh năm suốt tháng lam lũ làm ra hạt lúa, hạt gạo vậy mà trắng tay cứ hoàn tay trắng, bao nhiêu lúa thóc đều đổ về nhà lớn của ông Hội đồng Dư.

 

Ông Hội đồng Dư đến nhà Chơn vét sạch lúa thóc, thím tư Hậu không cam lòng, xảy ra xô xát với Hội đồng Dư. Thấy mẹ bị đối xử tàn nhẫn, uất hờn chứng kiến cái xã hội bạo tàn, ích kỷ, không còn chút lương tri tình người, mà chính Hội đồng Dư là điển hình cho cái xã hội ấy, không thể nhẫn nhục hơn nữa, Chơn đã đâm Hội đồng Dư một nhát. Kết quả anh bị lưu đày Côn Đảo suốt bốn năm chưa thấy về.

 

Vì để cấn trừ số nợ, Thiệt - đứa con gái thứ của thím tư Hậu cũng phải đi ở đợ cho nhà ông Hội đồng. Sau trước quạnh hiu, chỉ mình bà. Do quá thương nhớ Chơn, mà thím tư Hậu khóc đến mù đôi mắt. Cách đây hơn một năm cha của Lài cũng mất, kể từ đó dù chưa chính thức cưới hỏi, Lài tự xem mình là dâu con sang ở cùng, sớm hôm chăm sóc, lo đắp lạnh quạt nồng, đồng thời âm thầm chờ đợi ngày Chơn trở về.

 

“Bề ngoài Lài vẫn tươi cười

Đôi khi thờ thẫn, lặng người buồn thiu”

 

Lài là cô gái đẹp người đẹp nết, lại siêng năng, hiếu thảo nhiều chàng trai trong làng để ý muốn cưới, nhưng Lài đều từ chối, cô trước cũng như sau chung thủy không thay đổi. Một lời hứa gởi trao thân, đắng cay cũng chịu mặn nồng cũng cam.

 

Suốt bốn năm sống thảm khổ, đọa đày chốn địa ngục trần gian, lần này Chơn cũng vượt ngục thành công, liền trở về thăm mẹ. Mới về tới nhà, thì cặp rằng Lựu – thằng tay sai của ông Hội đồng Dư, thượng đội hạ đạp, chỉ biết ức hiếp người dân hiền lành, đi ngang ghé nhà thím tư Hậu. Bất ngờ, Chơn đành nhận mình là Chất – anh em song sinh với Chơn, mới làm ăn xa về thăm nhà.

 

Chơn và Lài yêu nhau tình sâu nghĩa nặng, hẹn hai mùa lúa sẽ nên chồng nên vợ. Nhưng mùa nào xong là trắng tay mùa đó, mâm cơm đạm bạc cúng ông bà cũng không có, thì nghĩ gì đến chuyện cưới xin. Rồi Chơn bị lưu đày, suốt ngần ấy năm Lài vẫn bền lòng son sắt chờ đợi. Khó khăn nay mới gặp nhau, sóng tình dâng cao cuồn cuộn, Lài vô cùng sung sướng, mừng rơi nước mắt khi biết anh là Chơn, là Chơn của cô. Kể từ bây giờ, cô không còn phải:

 

“Đêm đêm tiếng vạc kêu sương

Giọt sầu chia cách đoạn trường thâu canh”

 

Chuyện Chơn trốn tù quay về nhanh chóng đến tai Hội đồng Dư. Ông sai lính làng đến lục soát, tìm bắt cho được Chơn. Tức giận không bắt được người, Hội đồng Dư liền đánh đập thím tư Hậu và Lài dã man, rồi sai bắt nhốt.

 

Thừa tánh nóng như Trương Phi, thấy mẹ nuôi cùng Lài bị bắt, liền xách dao muốn sống chết cùng bọn ác. Chơn kịp thời ngăn cản, giờ không phải là lúc manh động, cần họp sức đồng lòng cùng nhau vùng lên “nổi loạn”. Đó là sự vùng lên rất tự nhiên khi cái giới hạn chịu đựng cuối cùng bị phá vỡ.

 

Lúc này, cục diện đã thay đổi. Pháp thất thế, chỗ dựa vững chắc để ông Hội đồng Dư sụp đổ. Cả tòa Sang – con trai lớn của ông dẫn theo cò tây Robert về lẩn trốn tạm thời. Hội đồng Dư bắt đầu lo sợ, sợ những người nông dân mà trước đây ông cho là bần cùng, ngu dốt.

 

Tòa Sang muốn làm dịu sự phẫn nộ của người dân, giở trò xuống nước nhỏ thả Lài, thím tư Hậu nhưng buộc Chơn phải đến. Và Chơn đến, cùng anh Thừa, cùng tất cả bà con nông dân đang sục sôi máu căm hận đòi bắt Hội đồng Dư đền tội ác. Thấy tình thế bất lợi, tòa Sang dùng Lài, thím tư Hậu làm con tin, buộc Chơn phải đầu hàng. Trong lúc trăm mối tơ vò thì thầy ba Năng – chồng của cô ba Phượng, rể ông Hội đồng Dư, tuy sống chung với phường lang sói, nhưng ba Năng không theo cái ác. Nay thời cơ đến, anh cũng muốn vùng lên, đập tan xiềng xích. Ba Năng đã bắn lén tòa Sang, giải nguy cho Lài, thím tư Hậu. Bây giờ, đã không còn sức ép nào nữa, giờ đền tội của những kẻ sống trên xương máu của dân, của những kẻ nhận giặc làm cha đã đến.

 

Tòa nhà lớn chìm trong lửa đỏ như sụp đổ một thời đen tối, bạo tàn, bất công. Rồi đây, xuôi ngược trên dòng sông Hậu lại vang lên những câu hò, điệu lý nhưng sẽ không còn u buồn, bi ai mà là hân hoan hạnh phúc nói về đời sống ấm no, về tình yêu đôi lứa.

Người kể: ~3mtl~

VIDEO CÙNG ALBUM KHÁC >
ALBUM VIDEO KHÁC >

Vị Đắng Đời Cha

Tiếng đờn ai oán, dìu dặt vọng về trong đêm thanh vắng. Tiếng đờn vừa lạ vừa quen, đưa hồn về miền ký ức xa xưa...

Vị Đắng Cuộc Đời

Vợ chồng Hùng và Hậu tuy nghèo nhưng sống rất tình nghĩa. Không còn cha mẹ bà con thân thuộc, anh chị xem Dũng như một đứa...

Vầng Trăng Trong Mưa

Sinh con và nuôi dạy con từ bé đến lúc trưởng thành, cha mẹ nào không muốn con mình có một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc,...

Nước Suối Trường Sinh

Tù trưởng bộ lạc Hà Sơn – Kha Lân luôn lấy chinh chiếm làm niềm vui. Mọi chuyện bắt đầu từ khi ông cưới Y Miên –...

Như Núi Thái Sơn

"Uống nước nhớ nguồn, làm con phải hiếu. Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”   Không...

Ngôi Nhà Mơ Ước

Ngọc là con gái trong một gia đình khá giả, vì yêu Tâm nên cô từ chối cùng mẹ qua nước ngoài định cư. Nhưng ngờ đâu...

Mẹ

"Mẹ” - chỉ một từ thôi, một từ ngắn ngủi vỏn vẹn có hai chữ cái, nhưng lạ lùng thay, nó lại chứa đựng không biết...