Lung linh cung

Phụng Nghi Đình

Thể loại: Tuồng Cổ

Nguồn: lưu niệm

 

Diễn viên:

- Tài Linh: Điêu Thuyền

- Kim Tử Long: Lữ Bố

- Thanh Tòng: Vương Doãn

- Trường Sơn: Đổng Trác

....................

  • Xem video
  • Hình ảnh
  • Nội dung

Cuối thời Đông Hán, vào lúc Tam Quốc diễn nghĩa...

Điêu Thuyền (Tài Linh) là nhân vật do La Quán Trung hư cấu tạo thành nàng được xem là một trong Tứ Đại Mỹ Nhân của đất nước Trung Hoa cổ kín, sắc đẹp của nàng thường được nhân gian ví như  Bế Nguyệt (nghĩa là trăng phải giấu mình trước nhan sắc của nàng). Bằng nhan sắc lẫn tài trí của mình, nàng đã làm cho bánh xe lịch sử thay đổi vì cha con Đổng Trác - Lữ Bố phải đánh giết nhau tranh giành nàng. 

 

Lúc đất nước đang bị thao túng bởi cha con tên gian thần Thái Sư Đổng Trác (Trường Sơn) và con nuôi của hắn là Lữ Ôn Hầu - Lữ Phụng Tiên hay còn được gọi là Lữ Bố (Kim Tử Long), cậy sức mạnh uy dũng trời phú cho Lữ Bố nên Đổng Thái Sư đã đảo chính và bắt mọi đại thần phải phục tùng, chỉ cần ai dám chống cự sẽ bị chém ngay lập tức gọi là "làm gương trăm họ". Thế nên trong triều Hớn bấy giờ đã có hai phe cánh, một là a dua, xu nịnh để được áo mão cân đai, hai là những vị quan tận trung với vua với nước nhưng do "ngộ biến nên phải tùng quyền", trong số đó có Tư Đồ Vương Doãn, ông là lão trung thần nhưng do sức yêu thế cô nên đành câm lặng trước bọn sài lang.


Lại nói về Vương Doãn, trong lúc xảy ra loạn lạc ông đã nhận nuôi một đứa tiểu nữ tử danh tự Điêu Thuyền, khi ấy nàng còn là thiếu nữ tuổi vừa độ khoe nhụy, nhan sắc trầm ngư lạc nhạn. Tuy chỉ là nghĩa phụ - dưỡng nhi nhưng tình cảm họ chẳng khác nào cha con ruột. Một hôm do suy tư nghĩ về vận mệnh của giang san, lòng rối như tơ vò, chỉ sau một đêm ông đã "tâm sầu bạch phát", bạc trắng cả mái tóc. Thương cha mỏi mòn vì nước non, Điêu Thuyền đã lập đàn cầu khẩn trời cao cho cha và Hớn triều vào lúc nữa đêm. Khi ấy, Vương Tư Đồ hiểu rõ lòng dạ Điêu Thuyền, nhưng lại giả vờ như không biết, ông tìm cách thử lòng nàng, khi biết rõ dạ chân thật của con, ông bèn nói với Điều Thuyền về "Liên Hoàn Kế", nghĩa là sẽ dùng nhan sắc nàng làm mê đắm tên Lữ Phụng Tiên rồi vờ đồng ý gả Điêu Thuyền cho hắn, sau nàng phải lên xe hoa về dinh Đổng Công để tạo nên mâu thuẫn giữa cha con Đổng - Lữ. Là thân nhi nữ nàng cũng hiểu câu tam tùng tứ đức, cũng hiểu gái trinh không lấy hai chồng, nhưng nàng cũng phải đành nuốt lệ vào tim vì cha, vì Hớn trào thực hiện "Liên Hoàn Kế"


Bắt đầu kế hoạch Tư Đồ cho mời Lữ Bố đến nhà để cùng hàn huyên đối ẩm, hồi lâu sau Lữ Bố xin kiếu ra về vì chán quá chẳng có gì thú vị cả. Song, khi hắn ta bước đến hoa viên thì thấy dập dìu cũng nữ đàn ca, nhưng nổi bật nhất là một người con gái với nét đẹp hoa phải nhường trăng phải thẹn. Bản chất ham mê tửu sắc, hắn đứng ngắm nhìn người đẹp đến ngây người và bị Vương Tư Đồ lấy mất chiếc quạt từ tay hắn từ lúc nào cũng chả hay...


Ái nhan sắc mỹ nhân kia Lữ Ôn Hầu đã quay gót trở lại dinh phủ của Vương Doãn, lấy cớ là ở lại tâm sự với lão Vương nhưng thật ra là muốn tìm gặp người ngọc. Một lúc lâu sau khi trò chuyện, Tư Đồ bảo rằng nếu lão say thì sẽ có người thế ông bồi yến và ông gọi Điêu Thuyền ra thi lễ với cao quan. Vừa bước ra, với dáng người nhỏ nhắn bước đi tha thướt như tiên nữ lướt mây, đôi môi nở nụ cười cùng ánh mắt đầy hoa mộng của nàng Điêu đã hớp mất hồn của Lữ Phụng Tiên oai phong kia (bởi anh hùng khó qua ải mỹ nhân mà). Dù là kế hoạch phải lấy được lòng của Phụng Tiên nhưng Điêu Thuyền vẫn tỏ ra vẻ e lệ của nàng con gái vốn có, vẫn giữa khoảng cách với Ôn Hầu, nhưng chính vì những cử chỉ đó đã góp phần giúp nàng nắm trọn con tim Lữ Bố trong tay. Động lòng trước dung nhan mỹ miều kia, nên Lữ Phụng Tiên ngõ lời ý muốn rước nàng về làm vợ, biết cá đã cắn câu nên Tư Đồ đã đồng ý nhưng viện lý do là chưa có ngày lành nên không được rước dâu.


Phần Lữ Bố đã sa bẫy, tiếp theo đến Đổng Trác. Vương Doãn sắp đặt yến tiệc, nhã nhạc thật trang hoàng. Đổng Trác vui say ngã nghiêng bên rượu thịt cùng tiếng đàn thì lúc đó Điêu Thuyền xuất hiện, trông nàng như tiên nga với bộ xiêm y rực rỡ trên người nhẹ bước dâng vũ khúc, tiếng đàn réo rắc như làm tôn lên những đường nét uyển chuyển điệu múa của nàng, thân người lả lơi theo âm thanh trầm bổng. Bàn tay nàng khi dâng rượu cho Đổng Thái Sư cũng thật mềm mại làm sao! Nói một chút về Đổng Trác, hắn có tướng mạo thô kệch, bụng phệ, râu rìa thật là xấu xí, tuổi đã cao, nhưng khi thấy nhan sắc của Điêu Thuyền thì lại muốn cưới về làm thiếp. Thế là con nhạn thứ hai cũng bị trúng tên. Dù thế nào nàng vẫn là phận nhi nữ thường tình cũng biết yêu thương hận ghét, đương tuổi xuân thì cùng nét đẹp kiêu sa nàng lại phải về làm vợ một ông già xấu xí, vừa khổ tâm vừa lo sợ nhưng nghĩ đến cha già nàng phải đành cắn răng tuân theo lời cha dạy. Chia tay người cha nuôi mà không khác gì cha ruột, nàng khóc hết nước mắt, khóc thương cha già sẽ không còn ai chăm sóc, khóc vì thương mình vì không biết sẽ ra sau...tâm tư nàng đang rối như tơ, lên xe hoa về nhà chồng mà lòng nàng như lửa đốt.


Trên đường kiệu hoa về Đổng phủ thì Lữ Bố từ xa trông thấy, tâm can chàng như ai bào ai xé, tức giận chàng tìm đến phủ của Tư Đồ hỏi cho ra mọi lẽ. Đến nơi, Vương Tư Đồ vờ như không biết gì cả, và nói rằng Đổng Công sang đón dâu về cho hòa duyên cùng Lữ Bố. Nghe vậy, lòng vui trở lại rồi chàng quay về tư dinh. Lại nói về Đổng Trác cùng nàng Điêu, tình cảnh chồng già vợ trẻ là đây, dù đường đường là Thái Sư và nhiếp chính Hớn triều quyền uy trên vạn người nhưng về nhà lại phải phục vụ ngược lại cho ái cơ, nào là đấm lưng, xoa bóp chân hay quạt cho người ngọc...Cùng lúc đó thì Lữ Bố xông vào, ngoài thì bảo vào hầu dưỡng phụ nhưng trong là vào xem cha nuôi đang làm gì cùng tình nương của mình. Một hồi sau khi Đổng Trác đuổi khéo hay đuổi thẳng mà Lữ Bố chẳng chịu về thì ông đành giới thiệu "kế mẫu" cho dưỡng tử. Thất tâm khi biết kế mẫu lại là Điêu Thuyền người đã đính ước cùng chàng, thấy Phụng Tiên cứ nhìn ái cơ của mình không chớp mắt, lão họ Đổng đành gọi quân hầu kéo Lữ Bố ra khỏi tư phòng.


Bấy giờ Lý Nhu con rể của Trác nhận ra nếu để Điêu Thuyền kề cận sẽ gây ra mâu thuẫn giữ Đổng Trác và Lữ Bố nên đã đến khuyên nhủ rằng nên nhường Điêu Thuyền cho Phụng Tiên, lúc đầu Đổng Trác nổi giận lôi đình và không đồng ý, sau nghe Lý Nhu phân bày cặn kẽ thì lão cũng chịu nghe, tin rằng đã thay đổi được suy nghĩ của nhạc phụ nên Lý Nhu vui mừng và đi tìm Lữ Ôn Hầu vào để cả ba cùng nói chuyện. Lén nghe được mọi sự, Điêu Thuyền đã dùng nước mắt giai nhân mà than thân trách phận mình bạc số nên không được chồng thương, trách Đổng Công vô tình, không thương yêu vợ mà lại đem vợ mình gả cho con...và nước mắt giai nhân đã thành công, làm thay đổi suy nghĩ của Đổng Trác trong phút chốc. Lý Nhu hớn hở trở lại cùng Lữ Bố và hắn tin chắc rằng Đổng Thái Sư sẽ nhường Thuyền lại cho Bố, nhưng không, ông đã đổi ý rằng sẽ ban bạc vàng cho Lữ Ôn Hầu rồi truyền bãi chầu tất cả. Điều đó càng làm cho Phụng Tiên căm giận...


Một đêm nọ, Phụng Tiên lén đến tìm Điêu Thuyền rồi hẹn nàng ra Phụng Nghi Đình để nói rõ mọi sự. Đến hẹn, Phụng Tiên đã có mặt nhưng chẳng thấy nàng Điêu, trong lòng đầy hờn giận chỉ mong gặp nàng sẽ "ngắt nhéo" cho hả dạ. Trong khi chàng mãi mê suy nghĩ thì Điêu Thuyền đã đến tự bao giờ. Đứng bên kia chiếc cầu nhỏ nàng cất tiếng gọi lả lơi: "Tình lang ơi...em ra đây nãy giờ rồi nè..." làm cho tâm tư chàng Lữ xao động, cố dằn tình cảm chàng cứng rắn hơn với nàng. Nhưng làm sao cứng rắn nổi với một tiên nương nơi hạ thế, nàng mỏng manh đến nổi tưởng hồ chỉ một cái chạm nhẹ sẽ làm nàng tổn thương. Thế rồi chàng cũng phải đích thân qua bên kia cầu rước nàng qua...khi qua đến nơi thì chàng bắt đầu thấy giận người yêu vô cùng nên đã la mắng rồi còn đuổi người ta về. Nàng Điêu muốn chọc chàng một phen nên đã núp sau lưng chàng để rồi khi chàng quay lại chẳng thấy nàng đâu và ngỡ nàng đã về với tên Đổng Trác. Phụng Tiên cuống lên đi tìm nàng thì nàng xuất hiện làm cho chàng ta ngượng ngùng. Thôi đùa giỡn, Điêu Thuyền dùng lời ngon tiếng ngon để hạ cơn lửa lòng nơi Phụng Tiên. Nhưng còn giận nên Lữ Bố vẫn làm như không tin lời nàng. Thấy rằng cách này không được nên nàng giả vờ quay qua giận lẫy, đòi sống đòi chết để chứng tỏ tấm lòng. Cũng muốn thử dạ người yêu nên Phụng Tiên cũng vờ đồng ý và kêu nàng chết để tỏ lòng yêu. Đã phóng lao nên nàng phải theo lao...nàng vờ đập đầu vào tường thế rồi dạ anh hùng đâu nở để mỹ nhân chết nên Phụng Tiên đã chạy lại đỡ lấy thân nàng. Mọi chuyện êm xuôi, cả hai cùng ngồi lại bên nhau, nàng Điêu nói khích Phụng Tiên rằng chàng yếu hèn nhu nhược không dám giữ người yêu để cho người ta cướp mất tình yêu của mình, lúc đó Đổng Trác đi tìm Điêu Thuyền nên tới nơi nghe thấy vậy hắn tuốt gươm định giết Lữ Bố, nhưng với sức tài của Phụng Tiên thì lão họ Đổng kia đành mạng vong. Đứng trên cầu nhìn cảnh cha con Đổng Trác - Phụng Tiên tương tàn nàng vô cùng thỏa mãn vì kế hoạch đã thành công. Nàng cười, một nụ cười ngạo nghễ, một nụ cười của sự chiến thắng.


"Hy sinh một mảnh nhan hồng

Cha Con Trác Bố thù nhau vì tình

Ngàn năm thanh sử lưu truyền

Giai nhân dụng sắc, bảo tồn giang san"

Người kể: kimngann

VIDEO CÙNG ALBUM KHÁC >
ALBUM VIDEO KHÁC >

Vị Đắng Đời Cha

Tiếng đờn ai oán, dìu dặt vọng về trong đêm thanh vắng. Tiếng đờn vừa lạ vừa quen, đưa hồn về miền ký ức xa xưa...

Vị Đắng Cuộc Đời

Vợ chồng Hùng và Hậu tuy nghèo nhưng sống rất tình nghĩa. Không còn cha mẹ bà con thân thuộc, anh chị xem Dũng như một đứa...

Vầng Trăng Trong Mưa

Sinh con và nuôi dạy con từ bé đến lúc trưởng thành, cha mẹ nào không muốn con mình có một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc,...

Nước Suối Trường Sinh

Tù trưởng bộ lạc Hà Sơn – Kha Lân luôn lấy chinh chiếm làm niềm vui. Mọi chuyện bắt đầu từ khi ông cưới Y Miên –...

Như Núi Thái Sơn

"Uống nước nhớ nguồn, làm con phải hiếu. Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”   Không...

Ngôi Nhà Mơ Ước

Ngọc là con gái trong một gia đình khá giả, vì yêu Tâm nên cô từ chối cùng mẹ qua nước ngoài định cư. Nhưng ngờ đâu...

Mẹ

"Mẹ” - chỉ một từ thôi, một từ ngắn ngủi vỏn vẹn có hai chữ cái, nhưng lạ lùng thay, nó lại chứa đựng không biết...