Lung linh cung

Na Tra

Thể loại: Tuồng Cổ

Nguồn: tân cổ cải lương

 

Diễn viên:

- Tài Linh: Na Tra

- Minh Vương: Lý Tịnh

- Lệ Thủy: Ân Thập Nương

- ......................

  • Xem video
  • Hình ảnh
  • Nội dung

Na Tra - truyện kể về Châu Linh Tử, một vị thần tiên trên trời, đầu thai chuyển thể xuống làm con trai thứ ba của Tổng binh Trần Đường Quan Lý Tịnh, sau này phò Châu diệt Trụ, có công trừ tà diệt ma nên được phong thần là Tam Thái tử Na Tra…

 

Thời Đại Thương vào lúc sắp suy vong…

 

Tại Trần Đường Quan, Lý Tịnh là một đại quan triều đình, lúc ấy vợ ông là Ân Thập Nương đang mang thai bào, nhưng lạ thay bào thai đó đã ở trong dạ mẹ ba năm mà chẳng chịu “ra”. Đến một hôm Lý phu nhân chuyển dạ và sanh ra một vật tròn tròn màu đỏ còn có hào quang, Lý Tịnh ngỡ rằng đó là yêu ma đã dùng kiếm bổ đôi vật lạ kia, thì từ trong vật tròn đó là một cậu bé kháu khỉnh, lanh lợi và tự xưng là Tam thái tử Na Tra. Nhưng Lý tổng binh mới đầu vẫn không chịu nhận đó là con mình, sau khi Lý phu nhân giải thích cặn kẽ rồi thì ông mới an lòng nhận Na Tra là con.

 

Vừa họp mặt nhau chưa thỏa tình thương yêu thì Na Tra đã phải theo thầy là Thái Ất Chân Nhân lên non học đạo. Sau biết bao năm dài học phép thần thông thì Na Tra cũng hạ san trở về gia nội. Trên đường về nhà, cậu bé Na Tra dừng chân ven biển để rửa tay, cậu lấy Khổn Thiên Lăng giặt luôn, ngờ đâu đã vô tình khuấy động Thủy Cung. Thái tử Thủy Cung Ngao Bính bấy giờ là một vị thần sắp thay cha cai quản Long Cung, ấy mà chẳng giữ cốt cách tiên gia, đã lên bờ và giở trò sàm sỡ dân nữ hiền lành. Chứng kiến việc bất bình, vốn tính lương thiện nhưng nóng tánh, Na Tra đã ra tay đánh nhau với Ngao Bính. So sức tài Na Tra hơn hẳn Thái tử Thủy Cung, nên đã đánh hắn ngã nhào phải quay về biển. Song, ôm hận trong lòng Ngao Bính lên kế hoạch rửa nhục, hắn dùng quyền năng của mình dâng nước nhấn chìm làng quê yên bình, làm dân lành phải thác oan. Chưa thỏa lòng hắn buông lời thách thức Na Tra rằng muốn trả thù thì hãy xuống Thủy Cung mà tìm. Tức lòng, Na Tra chẳng cần suy nghĩ đã một thân một mình xuống Thủy giới mà tìm tên Ngao Bính tàn ác kia.

 

Đang vui say bên men rượu thì Na Tra đã đến tìm, cứ ngỡ dụ được cậu xuống địa bàn của mình thì hắn sẽ dành được phần thắng trong tay. Rồi cả hai giao tranh, từ dưới biển đánh lên cả trên bờ, cuối cùng Ngao Bính bị bại dưới tay Na Tra. Để tránh tên ác đồ kia sống lại, giết hại người dân nên Na Tra đã rút lấy gân rồng của hắn. Vui vẻ vì làm được một việc tốt, Na Tra trở về nhà. Cùng lúc đó, Ngao Quảng - Đông Hải Long Vương đã biết tin con trai mình bị giết hại bởi tay Na Tra, ông tìm đến Lý gia trang hỏi tội. Na Tra đứng nép bên rèm đã nghe được mọi chuyện, cậu chẳng hề mảy may lo sợ nên đã đứng ra nhận hết sự việc mà mình đã làm. Nhưng vì thương con nên Lý Tịnh đã lên tiếng bênh vực. Long Vương nổi giận nên đã lên Thiên Đình đầu cáo Ngọc Hoàng. Vốn tinh nghịch Na Tra theo chân Long Vương lên Thiên Cung chọc ghẹo ông ấy một phen lên xuống. Sau một hồi bày tỏ sự việc, Long Vương giả vờ đồng ý sẽ không đầu cáo nữa và cùng nhau về gặp Lý Tịnh để nói rõ sự tình, rồi kiếu về Long Cung.

 

Một hôm, do tò mò cộng tinh nghịch Na Tra đã dùng Càn Khôn Cung và Trấn Thiên Tiễn (bảo vật trấn giữ Trần Đường) xạ tiễn và vô tình giết chết tiên đồng của Thạch Cơ. Tức giận vì đồ tệ bị thác oan, bà lướt mây đến Lý gia trang để rửa hận. Đến nơi gặp Lý Tịnh bà tức giận thuật lại mọi chuyện cho Lý Tịnh tỏ. Thạch Cơ kỳ hẹn ba ngày phải giao nộp kẻ đã giết chết ái đồ của bà. Lý Tịnh gọi Na Tra ra hỏi rành, thì biết ra chính con mình đã giương cung xạ tiễn làm chết người, tức giận đứa con vô nghì, ông lớn tiếng mắng Na Tra rồi còn rút gươm toan giết. Lý phu nhân ra kịp lúc ngăn cản. Vốn lòng cũng rất thương con nên ông quyết định tự trói mình để nộp cho Thạch Cơ cứu lấy Na Tra và cả huyện Trần Đường Quan.

 

Thương cha kính mẹ, không muốn cha mẹ mình bị tổn thương nên Na Tra đã chủ động tìm đến động của Thạch Cơ. Đến nơi, xung đột với sư đồ của Thạch Cơ thế rồi cô đồ đệ đó cũng đã chết dưới tay Na Tra. Do sức tài chưa đủ chống nổi Thạch Cơ, nên vòng Càn Khôn cùng Khổn Thiên Lăng của cậu đã bị bà thâu về tay. Lúc nguy hiểm thì Thái Ất Chân Nhân đã xuất hiện kịp cứu Na Tra và đã cùng đọ phép với Thạch Cơ. Chánh vốn thắng tà nên Thạch Cơ trở lại nguyên hình là một tảng đá. Thái Ất Chân Nhân bấm độn biết rằng nơi Lý gia song đường của Na Tra đang chịu tội tình bởi Ngao Quảng đã đề sớ lên Ngọc Hoàng tội Na Tra giết Ngao Bính. Vội vã bái tạ sư phụ, Na Tra trở lại gia nội.

 

Tại nhà Lý Tịnh: Tây, Nam, Đông, Bắc Long Vương đã có mặt và bắt phải giao nạp Na Tra sau ba hồi trống lệnh. Thương con nên cả hai im lặng, phó mặc cho hoàn cảnh, đến hồi trống thứ hai thì Na Tra đã có mặt thọ tội. Vốn tính can trường, Na Tra bằng lòng chịu án phạt với điều kiện Tứ Hải Long Vương không được bắt tội cha mẹ mình. Na Tra gởi trả các bảo bối về cho thầy, rồi tự mình cầm dao lóc thịt kết liễu đời mình. Nỗi đau mất con đã làm cho Lý phu nhân chết ngất rồi lâm trọng bệnh ngay sau đó. Nửa đêm khi đang chập chờn giấc điệp, Lý phu nhân cảm nhận rằng linh hồn đứa con bạc số đang về bên khung cửa để thăm mình.

 

Sau vài năm, Lý phu nhân lập miếu thờ phụng, trước để hồn oan Na Tra có chỗ nương náu, sau là tích đức để mau lấy lại nhục thể theo lời của Na Tra lúc hiện hồn về. Đúng lúc đó Lý Tịnh đi ngang miếu đã xông vào nhưng ông coi đó là yêu quái tác hại sinh linh nên ông ra tay đập nát miếu thờ mặc lời gia đồng cùng cô gái năm nào Na Tra cứu khỏi tay Ngao Bính khuyên can. Miếu thờ đổ nát linh hồn Na Tra về núi khóc than với sư phụ. Thương đồ nhi ông dùng sen trắng giúp Na Tra hóa thân lấy lại nhục thể, nhưng ông đặt ra điều kiện không được trả thù Lý Tịnh. Ông ban cho Na Tra có phép thần biến hóa ba đầu sáu tay, cùng thương Hỏa Tiêm, chân đạp Phong Hỏa Luân để tiện cho việc sau này diệt hôn quân Trụ Vương phò Tây Bá Hầu Cơ Xương lập Châu trào.

 

Dù đã hứa với sư phụ nhưng vẫn không thể nguôi giận nên Na Tra quay về nhà tìm Lý Tịnh trả thù xưa đã phá tan miếu tự. Hai cha con tương tàn, Lý phu nhân can ngăn nhưng đau lòng vì con mình cứng lòng chặt dạ. Nhưng rồi Na Tra cũng mềm lòng vì máu chảy ruột mềm, dẫu gì cũng là cốt nhục chi tình, đang bối rối tâm thần thì Thái Ất Chân Nhân xuất hiện, giảng hòa cho phụ tử Na Tra, rồi ông bảo rằng cha con sẽ cùng nhau chung tay phò Châu chúa dựng cờ lập quốc. Thế là Lý gia trang lại trở về cảnh ấm êm hạnh phúc như xưa và chuẩn bị hùng binh tấn công phạt Trụ.

Người kể: ~kimngann~

VIDEO CÙNG ALBUM KHÁC >
ALBUM VIDEO KHÁC >

Vị Đắng Đời Cha

Tiếng đờn ai oán, dìu dặt vọng về trong đêm thanh vắng. Tiếng đờn vừa lạ vừa quen, đưa hồn về miền ký ức xa xưa...

Vị Đắng Cuộc Đời

Vợ chồng Hùng và Hậu tuy nghèo nhưng sống rất tình nghĩa. Không còn cha mẹ bà con thân thuộc, anh chị xem Dũng như một đứa...

Vầng Trăng Trong Mưa

Sinh con và nuôi dạy con từ bé đến lúc trưởng thành, cha mẹ nào không muốn con mình có một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc,...

Nước Suối Trường Sinh

Tù trưởng bộ lạc Hà Sơn – Kha Lân luôn lấy chinh chiếm làm niềm vui. Mọi chuyện bắt đầu từ khi ông cưới Y Miên –...

Như Núi Thái Sơn

"Uống nước nhớ nguồn, làm con phải hiếu. Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”   Không...

Ngôi Nhà Mơ Ước

Ngọc là con gái trong một gia đình khá giả, vì yêu Tâm nên cô từ chối cùng mẹ qua nước ngoài định cư. Nhưng ngờ đâu...

Mẹ

"Mẹ” - chỉ một từ thôi, một từ ngắn ngủi vỏn vẹn có hai chữ cái, nhưng lạ lùng thay, nó lại chứa đựng không biết...